6
tháng đầu năm 2020, kết quả giải ngân các dự án của Bộ Nông nghiệp và PTNT đạt
33%, bằng mức bình quân chung cả nước, trong đó các dự án vốn trái phiếu Chính
phủ của Bộ đạt tỷ lệ 35%, cao nhất cả nước.
Căn
cứ tình hình thực hiện và kết quả giải ngân của 136 chủ đầu tư, Bộ có Văn bản
số 5195/BNN-XD ngày 05/8/2020 công bố danh sách các chủ đầu tư thực hiện tốt và
yếu kém 6 tháng đầu năm như sau:
1. Danh sách các chủ đầu tư thực hiện
tốt: Gồm 11 đơn vị có tỷ trọng giải ngân lớn, tỷ lệ giải
ngân cao và vượt kế hoạch giải ngân đã cam kết với Bộ:
a.
Dự án vốn TPCP
- Ban
QLĐT và XDTL 7 (hệ thống thủy lợi Tân Mỹ, hồ Sông Lũy)
- Ban
QLĐT và XDTL 10 (HTTL Cái Lớn – Cái Bé)
- Ban
QLDA ĐTXD các công trình NN&PTNT tỉnh Bình Định (hợp phần đền bù giải phóng
mặt bằng hồ Đồng Mít)
- Sở
NN&PTNT tỉnh Lạng Sơn (hợp phần đền bù GPMB hồ Bản Lải)
- Sở
NN và PTNT Phú Thọ (hồ Ngòi Giành)
- UBND TP. Bắc Kạn (hợp phần đền bù
GPMB hồ Nậm Cắt)
b.
Dự án vốn Ngân sách tập trung:
- Sở
NN và PTNT Sóc Trăng (Nâng cấp, mở rộng cảng cá Trần Đề)
- Trường
Cán bộ QL NN và PTNT 1 (Đầu tư xây dựng Trường Cán bộ QL NN&PTNT 1)
- Ban
QLDA ĐTXD các CT NN và PTNT Tuyên Quang (Cải tạo, nâng cấp hạ tầng vùng chè an
toàn, chất lượng cao)
- Viện
nghiên cứu Ngô (Sản xuất giống ngô lai 2016-2020)
- Trường
Đại học Lâm nghiệp (Đầu tư xây dựng nhà điều hành)
c.
Dự án vốn ODA: Không
2. Danh sách các chủ đầu tư yếu kém:
a.
Dự án vốn TPCP: Là đơn vị có tỷ lệ giải ngân dưới
15%, tiến độ chậm, không đạt giải ngân như đã cam kết.
- Ban QLDA ĐTXD các công trình Giao
thông và NNPTNT tỉnh Đắk Lắk (hợp phần đền bù GPMB hồ Krông Pách)
- Sở NN&PTNT Nghệ An (hợp phần
đền bù GPMB hồ Bản Mồng)
b.
Dự án vốn Ngân sách tập trung: Là đơn vị chưa
giải ngân hoặc có vốn lớn nhưng giải ngân dưới 15%.
-
Viện nghiên cứu Hải sản (Tăng cường năng lực, trang thiết bị nghiên cứu công
nghệ sinh học)
-
Trung tâm nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (Phát triển giống một số loài cây lâm sản
ngoài gỗ)
-
Sở NN và PTNT Bạc Liêu (Nâng cấp cảng cá Gành Hào)
-
Cục Kiểm ngư (Trạm Kiểm ngư Phú Quốc)
-
Cục Quản lý chất lượng NLS và TS (Đầu tư xây dựng Trung tâm Kiểm nghiệm Kiểm
chứng)
c.
Dự án vốn ODA: Là đơn vị giải ngân thấp (dưới 15%), không
đạt cam kết giải ngân.
-
Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp (CPO Nông nghiệp).
-
Ban Quản lý các dự án Lâm nghiệp (CPO Lâm nghiệp).
3. Hình thức thưởng phạt:
- 11 chủ đầu
tư thực hiện tốt: Bộ tuyên dương cá nhân giám đốc, tập thể lãnh đạo và toàn đơn
vị trong 6 tháng đầu năm đã khắc phục mọi khó khăn, xử lý tốt các vướng mắc,
quyết liệt triển khai hợp phần dự án, dự án được giao, kết quả vượt kế hoạch,
dẫn đầu trong số các đơn vị xuất sắc của Bộ. Trong số đó, Bộ sẽ xem xét khen
thưởng 6 đơn vị (vốn
TPCP) trong Tổng kết phong trào thi đua “Xây dựng công trình
thuỷ lợi đảm bảo chất lượng, vượt tiến độ thi công”.
- 09 chủ đầu tư
yếu kém: Bộ phê bình cá nhân người đứng đầu và tập thể lãnh đạo đơn vị do triển
khai dự án, hợp phần dự án trong 6 tháng đầu năm chậm, kết quả giải ngân rất
thấp (dưới 15%) mặc dù đã được các Cục, Vụ và Bộ tháo gỡ khó khăn thuộc thẩm quyền.
Đối với 3 chủ đầu tư yếu kém là đơn vị thuộc
UBND tỉnh (Nghệ An, Đắk Lắk, Bạc Liêu), Bộ đề
nghị Chủ tịch UBND tỉnh rà soát năng lực và việc thực thi nhiệm vụ của các đơn
vị này, xử lý nghiêm thủ trưởng và tập thể lãnh đạo đơn vị nếu tiếp tục chậm
trong triển khai thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công hợp phần dự án được
giao như kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ
với các địa phương về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công (Thông báo số 154/TB-VPCP
ngày 12/4/2020 của Văn phòng Chính phủ), đồng thời đề nghị UBND tỉnh tiếp tục
phối hợp với Bộ đôn đốc các đơn vị trong triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm
đảm bảo kế hoạch và tiến độ.
Giao Cục Quản lý xây dựng công trình và Vụ Kế
hoạch tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện 9 tháng đầu năm và phân loại từng
chủ đầu tư dự án, báo cáo Bộ trước 20/10/2020. Những đơn vị không hoàn thành kế
hoạch 6 tháng, 9 tháng và cả năm 2020 sẽ được Bộ xem xét không giao chủ đầu tư
trong trung hạn 2021-2025.