Ngày 13/4/2016 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn ban hành Chỉ thị số 2944/CT-BNN-XD Tăng cường quản lý nhà nước, nâng
cao hiệu quả công tác đấu thầu các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn đầu tư
công do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý, nội dung chủ yếu là:
a) Về phát hành HSMT và nộp, mở HSDT
Khi có thông tin khiếu nại về việc nhà thầu không mua được HSMT, Chủ đầu
tư, Ban quản lý dự án báo cáo ngay cơ quan chủ trì thẩm định dự án đầu tư xây
dựng công trình hoặc đầu mối quản lý dự án thuộc Bộ (đối với dự án trong nước)
hoặc Chủ dự án (đối với dự án ODA) đề xuất thêm một số địa điểm phát hành để
đảm bảo tất cả các nhà thầu có nhu cầu đều mua được HSMT.
Đặc biệt nhằm quán triệt văn bản số 1873/BKHĐT-QLĐT của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và tạo điều kiện để công tác phát hành HSMT được thuận lợi, chấn chỉnh
tình trạng lộn xộn trong thuê tư vấn làm bên mời thầu, Chỉ thị quy định: “Trường hợp thuê tư vấn thay mình làm bên
mời thầu hoặc thực hiện một số công việc thuộc trách nhiệm của bên mời thầu thì
khi lập thông báo mời thầu phải sử dụng địa chỉ, tên, số điện thoại của giám
đốc ban quản lý dự án hoặc đại diện có thẩm quyền của chủ đầu tư nơi triển khai
thực hiện gói thầu. Không được sử dụng địa chỉ của bên mời thầu được thuê (đặc
biệt là địa chỉ bán HSMT, HSYC khác so với địa chỉ của ban quản lý dự án, chủ
đầu tư hoặc cơ quan mua sắm...). Chủ đầu tư, bên mời thầu, cơ quan mua sắm nào
cố tình không thực hiện đúng quy định này nhằm hạn chế cạnh tranh, hạn chế sự
tiếp cận của các nhà thầu trong việc mua HSMT, HSYC sẽ bị xử lý nghiêm theo quy
định của pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan”.
- Bên mời thầu phải quy định trong HSMT cho phép Nhà thầu có thể nộp hồ
sơ dự thầu qua đường bưu điện nhưng đảm bảo thời gian nộp thầu theo quy định
trong HSMT.
Khi phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật công tác phát hành HSMT và
nộp, mở HSDT tùy theo tình hình cụ thể Bộ sẽ xem xét, quyết định cho tổ chức
đấu thầu lại gói thầu và xử lý trách nhiệm cụ thể đối với các cơ quan, cá nhân
có liên quan. Việc đấu thầu lại sẽ do cơ
quan được giao đầu mối thẩm định thuộc Bộ hoặc chủ dự án tổ chức thực
hiện.
b) Các chủ dự án, các chủ đầu tư tổ chức lựa
chọn nhà thầu qua mạng theo quy định tại Thông
tư liên tịch số 07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 8/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
và Bộ Tài chính nhưng lộ trình được tăng
cao hơn:
- Trong quý II/2016:Các Chủ dự án lựa chọn ít
nhất 01 gói thầu mua sắm hàng hóa có hình thức là chào hàng cạnh tranh trong
nước; các Chủ đầu tư (bao gồm cả Chủ đầu tư các tiểu dự án ODA do Bộ giao địa
phương quyết định đầu tư) lựa chọn ít nhất 01 gói thầu mua sắm hàng hóa có hình
thức chào hàng cạng tranh trong nước và 01 gói thầu xây lắp quy mô nhỏ có hình
thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.
- Trong năm 2016 phải đạt:
+ Đối với các Chủ dự án dự án ODA, Chủ đầu tư
dự án trong nước:tối thiểu 50% số lượng các gói thầu mua sắm hàng hóa có hình
thức chào hàng cạng tranh trong nước và tối thiểu 50% số lượng các gói thầu xây
lắp quy mô nhỏ có hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.
+ Đối với Chủ đầu tư các tiểu dự án ODA do Bộ
giao địa phương quyết định đầu tư: 100% số lượng các gói thầu mua sắm hàng hóa
có hình thức chào hàng cạnh tranh trong nước và 100% số lượng các gói thầu xây
lắp quy mô nhỏ có hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế.
Trường hợp không đạt tỷ lệ tối thiểu nêu trên
phải báo cáo Bộ bằng văn bản (qua Cục Quản lý xây dựng công trình) trong đó nêu
rõ lý do, nguyên nhân.
c) Về gửi hồ sơ HSMT, các bước đánh giá HSDT và kết quả LCNT
Trong vòng 07 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ về HSMT, các
bước đánh giá HSDT và kết quả LCNT, nếu phát hiện có nội dung chưa phù hợp,
không đúng quy định, chủ dự án hoặc cơ quan thẩm định thuộc Bộ phải có văn bản
gửi chủ đầu tư để xem xét, điều chỉnh và tổ chức thực hiện theo quy định.
Đối với các gói thầu thuộc dự án ODA, các gói thầu nhà tài trợ kiểm tra
sau, chủ dự án phải kiểm tra, xem xét các bước trong quá trình phê duyệt, lựa
chọn nhà thầu tối thiểu 20% số lượng các gói thầu.
* Các Tổng cục, Cục, Vụ thuộc Bộ được giao quản lý dự án và UBND các
tỉnh, thành phố được Bộ ủy quyền quản lý các dự án ODA:
Giám sát, theo dõi công tác phát hành HSMT và nộp, mở HSDT của các chủ
dự án, chủ đầu tư và Ban Quản lý dự án theo quy định tại Thông tư số
39/2015/TT-BNN và Nhà tài trợ. Khi phát
hiện hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu phải có ý kiến đối với Chủ dự án,
Chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án và kịp thời báo cáo Bộ xử lý theo luật định.
Tập trung giám sát, theo dõi hoạt động đấu thầu đối với các chủ đầu tư
thường bị nhà thầu thắc mắc, kiến nghị; đối với các gói thầu có giá trị lớn,
đặc thù, yêu cầu cao về kỹ thuật.
Nếu địa phương nào
được Bộ ủy quyền quản lý các dự án ODA để xảy ra nhiều nhà thầu khiếu kiện về
sự minh bạch trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu, Bộ sẽ kiên quyết không
giao quản lý trực tiếp các dự án đầu tư.