II. Nguyên nhân dẫn đến sự cố
công trình hồ đập thuỷ lợi
Nguyên nhân chính dẫn
đến một số sự cố trong những năm vừa qua là do:
(1) Biến đối khí hậu mưa tập trung với cường xuất lớn, lũ
xảy ra bất thường, trái với quy hoạch. Phần lớn các hồ được xây dựng trước thập
kỷ 80 theo tiêu chuẩn cũ, tràn xả lũ thiếu khả năng thoát lũ, không đầy đủ tài
liệu tính toán (tài liệu khí tượng, thuỷ văn, địa chất..).
(2) Vật liệu đưa vào thi công các hạng mục, sau thời gian
dài khai thác sử dụng các kết cấu bị mục, nứt.
(3) Chất lượng công tác khảo sát, thiết kế cũ theo tiêu
chuẩn cũ; không còn phù hợp với thực tế hiện trạng, thường xuyên kiểm tra công
trình để phát hiện kịp thời việc thấm nước qua thân đập, mang cống gây vỡ đập
(hồ Z20, hồ Đá Bạc tỉnh Hà Tĩnh; hồ Tây Nguyên, tỉnh Nghệ An).
(4) Công nghệ thi công trước kia còn hạn chế: Chất
lượng thi công xử lý nền, đất đắp tại các vị trí tiếp giáp (thân với nền, nền,
các vai, mang công trình...) không đảm bảo chất lượng, gây thấm qua thân đập, nền đập.
(5) Phân cấp quá sâu cho huyện xã quản lý hồ đập. Do vậy
không có cán bộ chuyên ngành thuỷ lợi đủ năng lực. Thiếu các thiết bị quan trắc
đo, thăm dò dẫn đến không phát hiện được và kịp thời xử lý các hư hỏng.
III. Một số giải pháp ngăn
ngừa sự cố công trình hồ đập thuỷ lợi
Để triển khai Dự án đảm bảo hiệu quả, cần ưu tiên sửa chữa
trước các công trình có nguy cơ cao xảy ra sự cố. Từ thực tế những năm qua, có
thể thống kê một số giải pháp chính như sau:
3.1. Giải pháp công trình.
a) Đối với hạng mục đập đất
- Đắp
và gia cố mái đập, nâng cao đỉnh đập;
- Thu,
thoát nước trên đỉnh và mái đập;
- Chống
thấm cho thân và nền đập;
- Bố
trí thiết bị quan trắc công trình đầu mối theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành;
- Hoàn
thiện các công trình phụ trợ phục vụ vận hành, ứng phó khẩn cấp;
b) Đối với hạng mục Tràn xả lũ
- Tràn xả lũ là kết cấu đất, giải pháp gia cố bề mặt tràn
bằng bê tông cốt thép, bố trí công trình tiêu năng và gia cố lòng dẫn ở hạ lưu
để hạn chế xói lở và bảo vệ đập.
- Tràn không đủ khả năng xả lũ theo yêu cầu, giải pháp là
mở rộng khẩu diện tràn hoặc bố trí thêm tràn sự cố,
- Tràn là bê tông cốt thép, giải pháp tràn qua đỉnh đập đất
cũng được xem xét áp dụng khi các đập có chiều cao thấp và hạ lưu không tập
trung dân cư.
- Đối với
tràn đã được gia cố nhưng bị hư hỏng, giải pháp là phá dỡ những chỗ hư hỏng và
thay thế bằng bê tông cốt thép.
c) Đối với hạng mục Cống lấy nước: Đa số các hồ chứa đều có cống lấy nước trong thân đập, có
hai nhóm giải pháp để sửa chữa đối với cống lấy nước:
- Đào thân đập và thay thế bằng cống mới;
- Luồn ống thép vào trong cống cũ. Thay thế các cửa van
và thiết bị điều khiển.
Nhằm đảm bảo tính bền vững, hiệu quả của công tác sửa chữa,
các hồ chứa được hỗ trợ lập quy trình vận hành và bảo trì, các đập lớn được lập
kế hoạch ứng phó khẩn cấp.
Một số lưu ý khi thực hiện
các giải pháp công trình
- Thu thâp, cập nhật
diễn biến của thời tiết, công trình trong quá khứ (đã vận hành), hiện tại khảo
sát thiết kế và trong thời gian thi công để sửa đổi, bổ sung các biện pháp xử
lý cho thích hợp;
- Khi áp dụng tiến bộ
khoa học kỹ thuật (kế cấu mới, vật liệu mới) phải có hướng dẫn, kiểm tra tính
toán, biện pháp thi công, chế tạo và quản lý vận hành. Cần thí điểm cho một hoặc
vài công trình sau đó mới áp dụng đại trà, đồng thời phải có thí nghiệm mô hình
và kiểm định trước khi đưa vào khai thác sử dụng
3.2. Giải pháp về thể chế.
1. Rà soát các quy định,
tiêu chuẩn, quy chuẩn về vân hành điều tiết, bảo trì công trình để thường xuyên
duy tu bảo dưỡng tăng tuổi thọ cho công trình.
2. Củng cố lực lượng quản lý chuyên trách, năng lực của chủ đập. Thường
xuyên thực hiện công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho lực lượng quản
lý, vận hành hồ chứa.
3. Tăng cường đôn đốc,
kiểm tra, hướng dẫn thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập của chủ đập
trên địa bàn. Kiên quyết xử lý các chủ đập không thực hiện đầy đủ quy định về
an toàn đập.
4. Trước, trong và
sau mùa mưa lũ các địa phương cần:
- Tổ chức thường
xuyên theo dõi, kiểm tra hồ chứa trước, trong và sau mùa mưa, lũ nhằm phát hiện
sớm những nguy cơ gây mất an toàn công trình và có biện pháp xử lý kịp thời,
tránh để xảy ra sự cố.
- Các sở Nông nghiệp
và PTNT và Ban Chỉ huy Phòng, chống lụt, bão các cấp tổ chức kiểm tra, đánh giá
mức độ an toàn của các hồ chứa trên địa bàn. Từ đó: Ưu tiên các hồ chứa hư hỏng,
và đề xuất phương án bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du. Dừng việc tích
nước đối với các hồ chứa có nguy cơ xảy ra sự cố để bảo đảm an toàn.
- Chủ động xây dựng,
phê duyệt phương án phòng chống lũ, lụt vùng hạ du cho các hồ chứa lớn; tổ chức
hướng dẫn; diễn tập kế hoạch sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.
IV. Tăng cường phối hợp giữa
các Bộ, Ngành trong đầu tư xây dựng và quản lý hồ chứa
4.1. Bộ Nông nghiệp và PTNT:
- Tiếp tục sửa đổi,
thay thế Nghị định số 72/2007/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập theo
các quy định mới. Phân định trách nhiệm
các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan liên quan.
- Chủ trì, phối hợp với
các Bộ: Công Thương, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ; rà soát, bổ sung các quy
chuẩn, tiêu chuẩn quy định và hướng dẫn thực hiện các nội dung về quản lý an
toàn đập.
- Triển khai đầu tư
trang bị hệ thống giám sát tự động, hệ thống cảnh báo xả lũ hạ du các hồ chứa
thuỷ lợi lớn để hỗ trợ quản lý, vận hành và chỉ đạo ứng phó trong trường hợp khẩn
cấp.
- Chỉ đạo các chủ đầu
tư các dự án đầu tư xây dựng hồ chứa lớn do Bộ quản lý tổ chức lập phương án
phòng, lũ, lụt cho vùng hạ du trong tình huống xả lũ khẩn cấp và vỡ đập theo
quy định.
- Sắp xếp thứ tự ưu
tiên sửa chữa, nâng cấp các hồ nguy cơ xảy ra sự cố; phối hợp với các Bộ: Tài
chính, Kế hoạch và Đầu tư để sửa chữa, nâng cấp các hồ chứa thủy lợi đã được
Chính phủ cho phép tại Quyết định số 1858/QĐ-TTg.
- Tiếp tục phối hợp với
bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chương trình An
toàn hồ chứa làm căn cứ sửa chữa các hồ hư hỏng khác.
- Chỉ đạo các cơ quan
chức năng kiểm tra, đánh giá an toàn, quyết định việc tích nước bảo đảm an toàn
đối với các hồ chứa do Bộ quản lý.
4.2. Bộ Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với
các Bộ: Nông nghiệp và PTNT, Công thương rà soát, bổ sung các quy định nhằm
tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng công trình hồ chứa; quy định cụ thể
điều kiện năng lực và kinh nghiệm các đơn vị tư vấn: lập quy hoạch, thiết kế,
giám sát công trình hồ chứa;
- Nghiên cứu điều chỉnh,
bổ sung các quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng liên quan đến kháng chấn động đất
trong điều kiện biến đổi khí hậu.
4.3. Bộ Tài nguyên và Môi
trường:
- Tiếp
tục xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy trình vận hành liên hồ chứa
trên các lưu vực sông theo Quyết định số 1879/QĐ-TTg ngày
13/10/2010 của Chính phủ; Tăng cường kiểm tra việc thực hiện quy trình vận hành
liên hồ chứa. Tăng cường nâng cao chất lượng dự báo mưa, lũ cho các lưu vưc
sông để thực hiện tốt công tác vận hành
hồ chứa.
- Phối hợp với Bộ Nông nghiệp & PTNT trong
thực hiện dự án WB8 nhằm nâng cao an toàn các hồ chứa nước, đặc biệt là các hồ
có phạm vi ảnh hưởng từ 2 tỉnh trở lên./.