Số: 23/XD-CĐ
V/v báo cáo tình hình thực hiện công tác đấu thầu năm 2016. |
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2017 |
---|
Kính gửi: Chủ đầu tư các dự án do Bộ Nông nghiệp và
PTNT quản lý
(Cục Quản
lý xây dựng công trình chủ trì thẩm định).
Thực hiện Công văn số 235/BNN-XD ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp
và PTNT về việc báo cáo tình hình
hoạt động đấu
thầu năm 2016, Cục Quản lý XDCT yêu cầu các đơn
vị
trong phạm vi các dự án được Bộ giao làm chủ đầu tư, chủ dự án báo cáo tình hình thực hiện
công tác đấu thầu năm 2016 (chỉ gồm các dự án do Cục
Quản lý XDCT là đơn vị thẩm định) với các nội dung như sau:
A. NỘI DUNG BÁO CÁO:
Báo cáo đầy đủ các nội dung theo quy định tại Mục 1 văn bản số 235/BNN-XD
ngày 09/01/2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT, cụ thể:
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC LỰA
CHỌN NHÀ THẦU NĂM 2016:
1.Tổng hợp chung về kết
quả thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu:
Tổng hợp, đánh giá tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu năm
2016, trong đó nêu rõ:
- Việc lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc dự án và
dự toán mua sắm thường xuyên, bao gồm: số lượng gói thầu theo các
hình thức lựa chọn nhà thầu (trong đó bao gồm cả số lượng thực hiện đấu thầu
qua mạng), tổng giá gói thầu, tổng giá trúng thầu, tỷ lệ tiết kiệm thông
qua đấu thầu (theo các hình thức: đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chỉ
định thầu...), hình thức lựa chọn nhà thầu được áp dụng chủ yếu, phương pháp
đánh giá hồ sơ dự thầu (phương pháp giá đánh giá, phương pháp giá thấp nhất...).
- Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực
quản lý, bao gồm: Số lượng dự án lựa chọn thực hiện theo hình thức đối tác công
tư theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP; số lượng dự án đầu tư sử dụng các
khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao, cần lựa chọn nhà đầu tư, thuộc danh
mục dự án được phê duyệt theo quy định tại Điểm b, Khoản 1, Điều 10 Nghị định số
30/2015/NĐ-CP; hình thức, phương thức lựa chọn nhà đầu tư, phương pháp đánh giá
hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất.
2. Công tác phổ biến,
quán triệt việc thực hiện Luật Đấu thầu 2013, Nghị định 63/2014/NĐ-CP, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP và
các Thông tư hướng dẫn:
- Kết quả việc phổ biến, quán triệt bằng văn bản.
- Số lượng hội nghị/hội thảo phổ biến, quán triệt
thực hiện pháp luật về đấu thầu, số lượng đại biểu tham gia, thời lượng tổ
chức.
- Số lượng các khóa đào tạo về đấu thầu (cơ bản,
nâng cao, đấu
thầu qua mạng, theo chuyên đề...), đơn vị tổ chức, số lượng học viên của
từng khóa.
- Các hình thức phổ biến, quán triệt khác.
3. Tình hình thực hiện việc đăng
tải thông tin trong đấu thầu và lựa chọn nhà thầu qua mạng:
Báo cáo kết quả thực
hiện đấu thầu qua mạng theo lộ trình quy định tại Thông tư liên tịch số
07/2015/TTLT-BKHĐT-BTC ngày 08/9/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính
về quy định chi tiết việc cung cấp, đăng tải thông tin về đấu thầu và lựa chọn
nhà thầu qua mạng:
a) Kết quả thực hiện việc đăng
tải thông tin trong đấu thầu: Nêu cách thức đăng tải các thông tin trong đấu
thầu và việc thực hiện chuyển đổi phương thức đăng tải thông tin từ Báo Đấu
thầu sang tự đăng tải lên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, những khó khăn vướng mắc và nguyên nhân.
b) Kết quả thực hiện việc lựa
chọn nhà thầu qua mạng: Nêu rõ số lượng các gói thầu thực hiện lựa chọn nhà
thầu qua mạng, giá trị trúng thầu, lĩnh vực đấu thầu, hình thức lựa chọn nhà
thầu, phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, số lượng gói thầu lựa chọn nhà thầu
qua mạng mà nhà thầu được ưu đãi trúng thầu, số lượng két quả lựa chọn nhà thầu qua mạng đã
được đăng tải, số lượng gói thầu đấu thầu qua mạng bị hủy thầu và lý do hủy
thầu.
4. Tình hình phân cấp trong đấu thầu:
Báo cáo tình hình thực hiện phân cấp trong đấu thầu,
trong đó nêu rõ các văn bản hướng dẫn về phân cấp trong đấu thầu đã ban hành
(loại văn bản, cấp ký, thời gian, hiệu lực, phạm vi), hiệu quả và những khó khăn, vướng mắc (nếu có)
và nguyên nhân.
5. Năng lực
của đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu:
Số lượng cán bộ có chứng chỉ, chứng nhận đã tham gia khóa học về đấu thầu và đấu thầu qua mạng/số lượng cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu.
6. Kết quả
thanh tra, kiểm tra về đấu thầu:
- Số lượng các cuộc
thanh tra, kiểm tra (bao gồm cả các cuộc thanh tra, kiểm tra được lồng ghép nội
dung về đấu thầu và kiểm tra chuyên về đấu thầu).
- Các vấn đề chính được phát hiện qua thanh tra,
kiểm tra.
7. Công tác
giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm về đấu thầu:
- Số lượng văn bản kiến nghị nhận được, cách thức và
kết quả giải quyết kiến nghị.
- Xử lý vi phạm về đấu thầu: Nêu tổng số tổ chức, cá
nhân có hành vi vi phạm, hình thức xử lý vi phạm, công khai xử lý vi phạm...
8. Đánh giá
chung về năng lực, kinh nghiệm các nhà
thầu trúng thầu và tiến độ triển khai các gói thầu thuộc các dự án trong phạm vi quản lý.
9. Các nội
dung khác (nếu có).
II. ĐÁNH GIÁ VIỆC
THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐẤU THẦU NĂM 2016:
Đề nghị các đơn vị đánh giá việc thực hiện hoạt động đấu thầu và áp dụng đấu thầu qua mạng năm 2016 trong phạm vi quản lý thuộc lĩnh vực phụ
trách, phân tích theo
các nội dung từ 1- 9 Mục I (các kết quả đạt được; những tồn tại, khó
khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện, kể cả các nội dung liên quan đến năng
lực, kinh nghiệm còn hạn chế của các nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư phát
triển từ nguồn ngân sách nhà nước,
nguyên nhân khách quan, chủ quan).
III. KIẾN
NGHỊ:
Trên cơ sở những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực
hiện hoạt động đấu thầu năm 2016, đề nghị các đơn vị nêu các kiến nghị, đề xuất và kế hoạch thực hiện cho năm 2017 (về cơ chế chính sách, về
hướng dẫn thực hiện,
về chức năng Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia...) để đảm bảo hiệu quả,
hiệu lực trong quản lý và thực hiện hoạt động đấu thầu.
B.
PHẦN TỔNG HỢP SỐ LIỆU:
Kèm theo báo cáo, các đơn vị tổng hợp số liệu về kết quả thực hiện
lựa chọn nhà thầu năm 2016 theo các Biểu
01, Biểu 02, Biểu 03, Biểu 04, Biểu 05, Biểu 06 tại Phụ lục kèm theo văn
bản này. Để đảm bảo thống nhất, tránh trùng lặp số liệu, các
đơn vị lưu ý khi tổng hợp số liệu:
-
Số liệu phải được tổng hợp bằng phần mềm Exel, có đầy đủ các cột, hàng theo
Biểu mẫu (không tự ý thêm bớt hàng, cột; trường hợp không có số liệu thì để
trống).
- Chỉ tổng
hợp số liệu đối với các dự án (hoặc hợp phần dự án) được Bộ giao quản lý theo
yêu cầu của các Biểu. Trong đó:
+ Số liệu tại Biểu 01 bao gồm các dự án được Bộ giao quản lý nhưng
không bao gồm số liệu tổng hợp tại Biểu 02 và Biểu 03.
+ Số liệu tại Biểu 03 không bao gồm các gói thầu sử dụng nguồn vốn
đối ứng từ ngân sách nhà nước. Đối với các gói thầu chỉ sử dụng vốn đối ứng từ
ngân sách nhà nước thì yêu cầu tổng hợp vào Biểu 01. Đối với các gói thầu sử
dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi nếu đã được cân đối trong chi thường xuyên thì
yêu cầu tổng hợp vào Biểu 02.
+ Ban Quản lý Trung ương các dự án Thủy lợi, Ban Quản lý các dự án
Nông nghiệp, Ban Quản lý các dự án Lâm Nghiệp phải tổng hợp báo cáo đầy đủ các
nội dung, số liệu đối với các dự án được Bộ giao làm chủ dự án (bao gồm phần do
mình làm chủ đầu tư và phần do các địa phương làm chủ đầu tư).
- Font chữ trong báo cáo và các
Biểu phải sử dụng font “Times
New Roman”, đơn vị tiền là: Đồng Việt nam, đơn vị tính cho tất cả các
Biểu là “triệu đồng”, định dạng phân
cách dấu chấm, phẩy đối với phần thập phân theo quy định của Việt Nam.
-
Ghi rõ tên, điện thoại liên hệ (điện thoại cơ quan và di động) của người trực
tiếp lập Biểu.
C.
PHƯƠNG THỨC VÀ THỜI GIAN NỘP BÁO CÁO:
- Phương thức gửi báo cáo: Các đơn vị phải nộp báo cáo
kèm các Biểu số liệu đồng thời theo 02 phương thức:
+ Gửi trực
tiếp bằng văn bản về Cục Quản lý XDCT.
+ Gửi
files mềm theo địa chỉ E-mail: stockpnt@gmail.com
.
- Thời
gian nộp báo cáo: trước ngày 01/02/2017
Các đơn vị có thể tải văn bản này và các Biểu mẫu kèm
theo tại trang Web của Cục QLXDCT theo địa chỉ: http://www.xdcb.vn/ hoặc liên hệ trực tiếp: Ông Phạm Ngọc Thương, ĐT 0989
992 672 để được cung cấp theo địa chỉ Email của đơn vị.
Yêu cầu
các đơn vị nghiêm túc thực hiện báo cáo đầy đủ nội dung, theo đúng phương thức,
thời hạn quy định. Trường hợp các chủ đầu
tư, chủ dự án không thực hiện hoặc không gửi báo cáo đúng thời hạn quy định, Cục Quản lý XDCT sẽ tổng hợp
danh sách, báo cáo Bộ trưởng xem xét quyết định các hình thức xử lý phù hợp./.